Khi nhắc đến Việt Nam chúng ta luôn tự hào với trang phục áo dài truyền thống. Tuy nhiên, với mỗi vùng thì lại có mỗi trang phục khác nhau. Khi nói về con gái miền Bắc người ta thường nghĩ ngay đến áo tứ thân, áo yếm váy đụp. 4 tà áo tứ thân ấy cũng chính là tứ thân phụ nghĩa: cha mẹ của người con gái và cha mẹ của người chồng cô gái ấy.
Trong khi đó, khi về miền Tây hình ảnh các cô gái miền Tây sông nước trong một chiếc áo bà ba và chiếc quần đen mun đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Dù bây giờ cuộc sống có hiện đại nhiều so với quá khứ, thế nhưng khi về miền Tây bạn sẽ hay bắt gặp các cô gái đang mang trên mình những bộ áo bà ba đơn sơ, mộc mạc mà giản dị.
Áo bà ba cũng giống như con người miền Tây chân chất mà mộc mạc. Chiếc áo được thiết kế không cổ, thân áo phía sau là một mảnh vải nguyên trong khi ở phía trước lại là hai mảnh vải ở giữa có dải cúc áo chạy dài từ trên xuống. Để tôn lên vẻ đẹp của người con gái miền Tây, áo còn được chít eo, xẻ tà ở hai bên hông vừa phải. Áo thường được may vừa phủ qua mông, tùy theo chủ ý của người may mà áo có bó sát thân hay may rộng thêm một tí.
Khi nghiên cứu về lịch sử hình thành nên chiếc áo bà ba này đã gây nên một làn sóng tranh luận. Có giả thuyết cho rằng, vào thế kỷ 18 thì trang phục của người Nam là áo ngắn và quần dài. Sau này, khi nên về sau có sự cải tiến thành bộ áo trang phục bà ba ngày nay. Cũng có giải thiết cho rằng, trang phục bà ba là do sự giao lưu văn hóa của nhóm người “Baba Nyonya” sống trên đảo Pinang thuộc Malaysia ngày nay.
Cũng có câu chuyện kể rằng ngày xưa rất nghèo không có đủ tiền để may áo dài đúng như tục lệ ngày xưa. Càng ngày chiệc cáo của anh càng rách chính vì thế anh đã lấy vải vụn để vá những chỗ rách ấy, vì thế nhìn nó như mai rùa. Một hôm, anh đang đánh cá thì gặp nhà vua. Anh phải ngụp xuống bùn nên bị dính bùn khô cứng.
Nhìn từ xa anh chả khác gì con rùa. Chính vì thế vua sai người tới bắt để hỏi rõ sự tình. Biết hoàn cảnh của anh, nhà vua ban cho anh rất nhiều gấm vóc còn anh thì giữ lại chiếc áo đó của mình để khoe với mọi người. Từ đó người ta may áo ngắn lại để tiết kiệm. Lúc đầu người ta gọi đó là baba, sau này nó mới được gọi là áo bà ba.
Dù cho chiếc áo bà ba có suất xứ từ đâu thì không thể phủ nhận rằng bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho người phụ nữ miền Tây Nam Bộ của Việt Nam.
Nam Bộ có khí hậu khá nắng nóng, chính vì thế mà chất liệu của áo bà ba cũng phải mềm, mát, mảnh và đặc biệt thấm mồ hôi tốt. Chính các nhà thiết kế nên những bộ áo bà ba đó cũng phải tìm hiểu về lịch sử, phong tục, cách sống, quan niệm của người xưa về lối sống chính vì thế mà gần như chính bộ trang phục bà ba đẽ thể hiện được hết cái hồn, đặc trưng của bộ y phục.
Sau hàng trăm năm, chiếc áo bà ba cũng đã có sự thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Từ chất liệu đến kiểu dáng, rõ rệt nhất là màu sắc, áo bà ba ngày càng hiện đại và đep hơn tuy nhiên vẫn giữ lại được nét giản dị, mộc mạc của nó. Có thể chia áo bà ba thành áo ba ba cổ điển và hiện đại.
Áo bà ba hiện đại cũng giữ những nét cơ bản của áo bà ba truyền thống, tuy nhiên có sự sáng tạo về chắp vai, cửa tay, cổ tay,… Bên cạnh đó còn có sự thay đổi về chất liệu vải, màu sắc của chất liệu vải, màu sắc cũng đa dạng hơn cũng như thêm chút pha trộn với văn hóa phương Tây.
Ngày xưa, khi chưa có thuốc nhuộm thì áo thường được nhuộm bằng trái bàng, mặc nưa, trâm bầu,…để nhuộm rồi phủ một lớp bùn để chống bạc màu áo phù hợp với việc ruộng đồng lam lũ rất quen thuộc ở miền Tây.
Đến nay, màu sắc áo bà ba đa dạng hơn, thường là gam màu tươi sáng thể hiện cuộc sống tươi vui như xanh, đỏ, vàng, hồng… Tùy theo tính cách của từng người mà sẽ chọn màu sắc khác nhau như màu đỏ dành cho cô gái tự tin, màu trắng của sự thuần khiết hay màu vàng của sang trọng. Họa tiết áo bà ba cũng phong phú từ kiểu hoa in, hoa vẽ, hoa đính cầu kỳ hay kiểu chấm bi, hình khối trẻ trung.
Áo cũng chính là tâm hồn, là chứng nhân lịch sử cho quá trình hình thành và khai phá phương Nam 300 năm của ông cha ta mà chúng ta đã và đang giữ gìn nét truyền thống quý báu ấy.
Viên Nguyễn