Với hệ thống mạng lưới sông ngòi chằng chịt vì thế miền Tây là nơi hội tụ những dòng sông, con nước lớn tràn bờ, có những chiếc ghe đã xuôi ngược dòng để sinh hoạt. Chính vì thế, mà nơi đây đã sản sinh một nét văn hóa đặc trưng đó là chợ nổi.
Chợ nổi là một loại chợ khá phổ biến tại vùng quê sông nước – có thể coi là tuyến giao thông chính ở đây. Mà trong đó, cả người bán lẫn người mua đều dùng ghe, xuồng làm phương tiện vận tải và di chuyển trên sông. Vì chợ nổi khá đặc biệt nên không phải chỗ nào cũng có thể làm nơi họp chợ. Chợ nổi phải có vị trí tại các khúc sông không được quá rộng, cũng như không được quá hẹp. Đặc biệt , các khúc sông đó cũng không được quá sâu cũng như quá cạn để các chủ ghe thuận tiện neo đậu.
Có thể nói khi đến miền Tây, mà bạn chưa bao giờ ghé thăm chợ nổi thì có thể được xem là bạn chưa bao giờ đến đó. Để tận hưởng không khí chợ nổi nơi miền sông nước cũng khá đặc biệt, bạn phải dậy thật sớm vì chợ nổi tầm 5 giờ đã bắt đầu nhiều khi còn sớm hơn thế.
Các chợ nổi này không những là nơi trao đổi mua bán sinh hoạt thường ngày của người dân mà nó cũng là địa điểm thu hút khách du lịch. Nào là màu đỏ tươi của chôm chôm, cùng với màu tim tím của măng cụt, đồng thời vị thơm của sầu riêng,…. Các mặt hàng như bắp cải, cà chua, khoai tây, hành tỏi,…lên một cây sào mà người dân gọi đó là cây bẹo. Tại chợ nổi các bạn có thể mua được từ các loại gạo cho đến các loại rau củ quả miệt vườn đến tôm, cua, cá,….
Các chợ nổi khá đông vui với những lời chào mời gọi của các cô chúa bán cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê,…Nếu có dịp đến đay bạn hãy thử thưởng thức một tô hủ tiếu, hay một ly cà phê khi đang ngồi trên một chiếc ghe nhé.
Các chợ nổi thông thường sẽ họp vào lúc 5 giờ và tan họp tầm vào lúc 9 giờ, chính vì thế khi đến với miền Tây hãy tranh thủ dậy thật sớm để tận hưởng không khí trong lành nơi đây cũng như không khí ồn ào, náo nhiệt do trao đổi sinh hoạt trên vùng chợ nổi này.
Sau đây là một số chợ nổi nổi tiếng tại miền Tây bạn có thể tham khảo: chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè (tiền Giang), chợ nổi Long Xuyên (An Giang), chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long).
- Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang)
Chợ nổi Ngã Bảy hay còn được biết đến là chợ nổi Phụng Hiệp, thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là một khu chợ rất nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Đó cũng là nơi diễn ra xuyên suốt các hoạt động mua bán, trao đổi của người dân nơi đây.
- Chợ nổi Ngã Năm (sóc Trăng)
Chợ nổi Ngã Năm như tên gọi của nó là năm ngay giao lộ của 5 con sông: À Mau, Vĩnh Qiới, Long Mỹ, Thanh Trị và Phụng Hiệp. Chợ Ngã Năm bắt đầu họp khá sớm, tầm lúc 3 giờ, trong khi đó, các chợ khác họp tầm 5 giờ đén tầm 8 giờ là bắt đâu tan.
- Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
Đây là khu chợ nổi tiếng của mảnh đất Tây Đô. Điểm đặc biệt của chợ này là buôn bán các loại trái cây nổi tiếng như bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp) hay sầu riêng Cái Mơn (Bến Tre).
- Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang)
Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang. Khác với cá chợ nổi khác, chợ nổi Cái Bè sẽ buôn bán từ sáng tinh mơ cho đến tận tối khuya.
- Chợ nổi Long Xuyên (An Giang)
Chợ nổi Long Xuyên không lớn như các chợ nổi khác, nó sẽ mang đến cho khác một chút gì đó bình dị yên ả, nguyên sơ của người dân nơi đay. Ngoài các mặt hàng chợ nổi thông thường thì nơi đây còn có bán thêm các món ăn vặt nổi tiếng của vùng đất An Giang như bún cá, bánh tầm, bánh da lợn,…
- Chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long)
Chợ nổi Trà Ôn nằm trên dòng sông Hậu của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Điểm đặc biệt của chợ nổi Trà Ôn là họp theo con nước, buổi sáng mặc dù chợ đông đúc nhưng vào lúc nước lên thì ghe, xuồng lại càng đông. Khi đến chợ nổi Trà Ôn thì đừng quên ăn đặc sản nơi đây là bún bò viên ăn kèm với rau chuối.
Viên Nguyễn