0₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tư vấn Tour Đoàn Thể tổ chức riêng: 0932998003

0₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

HomeCẩm Nang Du LịchTỤC CÚNG GHE Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

TỤC CÚNG GHE Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

Miền Tây Nam bộ là một vùng đất mới của Việt Nam, mới được khai hoang cho đến nay chỉ tầm 300 năm. Chính vì thế, ngay từ thời xa xưa đây là một vùng đất có địa hình khó khăn, sông rạch thì chằn chịt đan xen. Do đó, chủ yếu người dân di chuyển, trao đổi buôn bán hàng hóa thậm chí là sinh sống ngay trên chính ghe của họ. Những người buôn bán trên ghe luôn duy trì tục lệ cúng ghe. Vì họ cho rằng luôn có một đấng thiêng liêng luôn chở che cho ghe họ buôn may bán đắt, không gặp tai nạn trên sông, biển, kênh hay rạch nào cả.

TỤC CÚNG GHE Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

Các ghe đa số đều thờ “Bà Cậu” trên ghe và tổ chức cúng ghe vào các ngày 16 và 29 âm lịch hằng tháng. Có nhiều giả thuyết về hình tượng “Bà Cậu” tuy nhiên đa số mọi người tin rằng “Bà Cậu” là một bà già và hai người con trai chuyên giúp người trên sông nước. Đôi khi, chính hình tượng “Bà Cậu” cùng là lời cảnh báo trừng phạt cho những hành vi, lời nói không chân thực.

Thêm vào đó, khi đi mua bán nếu họ bắt gặp chó lội ngang sông và ở trước mũi ghe thì họ sẽ gặp may mắn; ngược lại nếu họ bắt gặp rắn hay ngỗng lội ngang hoặc xuất hiện đom đóm trong khoang ghe thì nó đại diện cho điều khó khăn, bất lợi.

Đa số người ta sẽ thường cúng vịt (tượng trưng cho sự di chuyển thuận lợi trên sông) thì trong khi đó các phương tiện vận tải trên bộ lại thường cùng gà  (tượng trưng cho hoạt động chạy nhảy may mắn). Ngoài vịt, mâm cúng còn bao gồm ba chén cháo, một bình trà, một bình rượu, cộng với ít bánh ngọt, đôi khi những gia đình nếu khá giả hơn họ sẽ cúng thêm đầu heo. Cũng như các nét văn hóa tâm linh khác, các chủ ghe sẽ đốt nhang cầu nguyện việc mua bán, may mắn, sức khỏe,…

Để chuẩn bị đóng ghe mới, chủ nhà cúng vái miếng ván gỗ đầu tiên, gọi là cúng “gim lô”. Trên đó chủ ghe sẽ bày biện đồ cúng giống với cúng hàng tháng tuy nhiên chủ ghe sẽ kèm theo một tấm vải đỏ đại diện cho sự may mắn. Miếng ván gỗ “gim lô” đầu tiên ấy phải dày hơn các miếng gỗ tiếp theo. Sau khi hoàn thành, chủ phải thu hồi tất cả các cây đinh đã đóng trên miếng “gim lô” đó, các thợ đóng phải “trét” vào các cọc gỗ khác tương ứng. Nếu mất đi những cái cây đinh ấy sẽ gặp điều xui xẻo.

TỤC CÚNG GHE Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

Đôi khi, người dân họ cũng cúng “lên nề”, nghi thức cũng khá tương tự so với lễ nghi cúng hàng tháng. Thông thường, họ sẽ kéo ghe lên bờ để sửa chữa, hoặc trang trí làm mới lại.

Đặc biệt là những ghe buôn bán họ rất chú trọng trong cúng ghe xuất hàng đầu năm. Thông thường các chủ ghe sẽ chọn ngày tốt để cúng đầu năm xuất hành. Sau khi làm lễ cúng ghe xong họ sẽ xuất hành luôn ngay sau đó. Tuy nhiên, vì một vài lý do gì đó, họ chưa xuất hành được thì họ phải cho ghe lên bờ, sau đó sẽ chạy ghe qua lại nơi đặt mâm cúng đó 3 lần, rồi xuất hành ngày nào thì tùy ý. Sau khi hoàn thành nghi thức đó, chủ ghe sẽ đi sang các ghe khác mời rượu, đờn ca tài tử, bàn bạc nói chuyện.

Ngày nay, người ta chuyển dần sang di chuyển bằng phương tiện xe và trao đổi mua bán lên bờ, vì thế việc đi lại bằng ghe trên sông nước đang ngày càng mất vị thế. Tuy nhiên, đối với đời sống người dân miền Tây Nam bộ vẫn xem cúng ghe là một trong những tập tục văn hóa tâm linh, và được người dân lưu truyền đến ngày nay.

Viên Nguyễn

 

Cẩm nang du lịch

Hủ tiếu Mỹ Tho – đặc sản nổi tiếng Tiền Giang

Bên cạnh nước lèo thơm ngọt vị miền Tây, món ăn còn ghi điểm nhờ sợi hủ tiếu nhỏ, khô, dai và giòn.Hủ tiếu...

Cẩm Nang Lần Đầu Du Lịch Phú Quốc Cần Biết

Tắm biển bãi Sao, lặn ngắm san hô ở Hòn Thơm, thăm vườn thú safari ở bắc đảo là những trải nghiệm không nên...

3 Trải Nghiệm Từ Bình Dân Đến Sang Chảnh Tại Phú Quốc

3 trải nghiệm từ bình dân đến sang chảnh ở Phú Quốc Đến đảo Ngọc, du khách đừng quên check-in tại những khu nghỉ dưỡng...

DU LỊCH TIỀN GIANG NÊN ĂN GÌ?

Du Lịch Tiền Giang Nên Ăn Gì? Dưới Đây Là 6 Món Ăn Nhất Định Phải Thử Khi Đến Tiền Giang Hủ tiếu Mỹ Tho Hủ...

DU LỊCH TIỀN GIANG NÊN ĐI ĐÂU?

Cù lao Thới Sơn Cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân có diện tích khoảng 1,200 hecta là cù lao lớn nhất...

Áo Bà Ba – Trang Phục Truyền Thống Của Miền Tây

Khi nhắc đến Việt Nam chúng ta luôn tự hào với trang phục áo dài truyền thống. Tuy nhiên, với mỗi vùng thì lại...

DU LỊCH MIỀN TÂY MÙA NÀO ĐẸP? NGẤT NGÂY QUÊN LỐI VỀ

DU LỊCH MIỀN TÂY MÙA NÀO ĐẸP? NGẤT NGÂY QUÊN LỐI VỀ Không mang trong mình vẻ đẹp năng động, kiêu sa như các thành...

XÁCH BA LÔ LÊN VÀ ĐI | VIDEO THẬT XA ĐỂ TRỞ VỀ

Tục ngữ ta có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”, “Trăm thấy không bằng một làm” vì thế mà cha ông ta vẫn...

CÂY BẸO LÀ GÌ? NÉT VĂN HÓA QUẢNG CÁO NƠI MIỀN SÔNG NƯỚC

CÂY BẸO LÀ GÌ?  NÉT VĂN HÓA QUẢNG CÁO NƠI MIỀN SÔNG NƯỚC Các cửa hàng hay các ghe thuyền thường không có bảng hiệu,...

CHỢ NỔI – NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN HÓA MIỀN TÂY

Với hệ thống mạng lưới sông ngòi chằng chịt vì thế miền Tây là nơi hội tụ những dòng sông, con nước lớn tràn...

Tour Du Lịch